II: Nguyên nhân sống thử
Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến sống thử, có thể do sống xa quê hương, không có người thân bên cạnh,
thiếu thốn tình cảm. Cũng có thể là do bạn ham chơi, đua đòi có lối sống buông
thả, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên bị cha mẹ mắng mỏ, hoặc do cha mẹ
không quan tâm đến con cái. Cũng có thể do sự xâm nhập của văn hóa của các nước
phát triển vào Việt Nam. Cũng có thể là sống thử là do xu hướng của giới trẻ hiện
nay, hoặc có thể là do sống thử để tiết kiệm chi phí và có nhiều thời gian bên
nhau hơn. Có nhiều bạn trẻ cho rằng trong xã hội ngày nay, sống thử là bình thường
và có quan niệm sống thử dễ dãi. Cũng có thể do ảnh hưởng của phim ảnh và các
phương tiện băng đĩa có tính chất đồi trụy. Cũng có thể do sự tò mò của nhiều bạn
trẻ muốn sống thử, sống thử có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu
hướng đến đối tượng là sinh viên và người đang đi làm. Và chủ yếu có 3 nguyên
nhân chính:
2.1 Nguyên nhân bản
thân
Theo tiến sĩ Huỳnh
Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM cho rằng: “Một trong những
nguyên nhân dẫn đến giới trẻ sống trước hôn nhân là các bạn sống quá tự do, sống
xa nhà, thiếu thốn tình cảm, sống buông thả”. Phải rời xa quê hương đến một thành
phố mới học tập và làm việc khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và áp lực. Xa
gia đình họ phải tự trang trải cuộc sống, tự chăm sóc bản thân, thiếu thốn tình
cảm, vật chất. Từ đó mong muốn có một người bên cạnh để động viên, san sẻ và
giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây là lý do mà hầu như các cặp
đôi sống thử đều đưa ra. Nhưng thực chất đó không phải là mấu chốt để họ dọn đến
ở với nhau. Vậy tại sao hầu hết cac cặp đôi lại đưa ra lý do này là chính? Một
phần họ vẫn e ngại sự xăm soi của người đời, nói lí do đó có vẻ như sẽ được mọi
người nhìn và và cảm thông cho họ. Thế nhưng người dân
đã quá quen với cảnh này của các sinh viên và có lẽ không mấy ai còn thấy lí do
này chính đáng nữa dân đã quá quen với cái cảnh này của các sinh viên,
và có lẽ không mấy ai còn thấy lí do này là chính đáng nữa.
Một trong những
nguyên nhân khiến giới trẻ sống trước hôn nhân nhưng thiếu vắng hôn nhân đó là đáp
ứng nhu cầu về sinh lý. Đây là “nhu cầu” cao nhất của động cơ “chung sống trước
hôn nhân”. Hầu hết các cặp đôi đều muốn sống với nhau để được “yêu”
thoải mái khi có nhu cầu. Muốn luôn được gần nhau nhưng lại sợ trách nhiệm, sợ kết hôn, bị kiểm soát
và ràng buộc. Chính vì vậy họ chọn sống thử để thử nghiệm xem người ấy có hợp với
mình không hay không.
Sống thử cho tiết
kiệm cũng được nói là đúng cho một số cặp đôi có ý trí và có sự định hướng cho
tương lai một cách rõ rệt. Họ có sự nhận thứ đúng đắn về việc sống thử. Đi học
về, cả hai người cùng đói và mệt mỏi, nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu
bữa cơm sẽ trở nên nhanh hơn và vui vẻ hơn để không cảm thấy mệt nhọc. Khi công
việc đã xong xuôi là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của
họ, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người.
Thường thường những cặp đôi xác định được như vậy thì sau khi sống thử sẽ tiến
tới hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc.
Trương Thị Bích
Hà: “Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì
mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do hội nhập
văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của
con người”.
Hơn nữa, nhiều bạn
đã tự nguyện sống thử, đặc biệt là các bạn nữ sinh viên và công nhân. Các bạn
thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của
cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật
pháp và giáo luật mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị
của đời sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn
mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình bước vào.
2.2 Nguyên nhân từ
gia đình
Do cha mẹ sống
không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã thường ngày trong gia
đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân; ngược lại,
coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợi
dụng nhau. Đồng thời, do bố
mẹ chưa có cách giáo dục đúng cách, không quan tâm đến đời sống và tình
cảm của con cái, khuyến khích con cái sống lành mạnh thay vì phổ cập kiến thức
làm sao quan hệ tình dục an toàn cho con thì cấm cản con về tình dục. Theo thạc
sĩ tâm lý Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm đến
đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ mà
còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững biết
yêu”. Còn theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM
thì cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới
trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất
là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để
chia sẻ” .
2.3 Nguyên nhân từ
xã hội
Do ảnh hưởng văn
hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước
hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng
“việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì, họ suy nghĩ đơn giản rằng chỉ là
“thử” thì sẽ không gây hậu quả gì. Việc các bạn trẻ “sống thử” trước
hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ
dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn
trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”.
Hơn nữa, do ảnh
hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp
chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi.
“Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”,
và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”.